tradegi.com
  • Trang chủ
  • Kiến thức forex
    • MetaTrader 4
    • Thông tin
    • Lớp học Price Action
    • Lớp học Ichimoku
    • Lớp học Giao dịch theo xu hướng
  • Kiến Thức Bo
    • IQ Option
  • Kinh nghiệm
  • Brokers
  • Liên hệ
tradegi.com
  • Trang chủ
  • Kiến thức forex
    • MetaTrader 4
    • Thông tin
    • Lớp học Price Action
    • Lớp học Ichimoku
    • Lớp học Giao dịch theo xu hướng
  • Kiến Thức Bo
    • IQ Option
  • Kinh nghiệm
  • Brokers
  • Liên hệ
Kiến thức forex

Các loại tỷ giá hối đoái đang được áp dụng trên thị trường

bởi admin 04/10/2017
04/10/2017

Bạn có biết rằng thị trường ngoại hối (còn gọi là FX ) là thị trường tài chính lớn nhất trên thế giới? Hơn 3 nghìn tỷ đô la được giao dịch trên thị trường này mỗi ngày. Bài báo này chắc chắn không phải là mồi để kinh doanh tiền tệ, nhưng nó sẽ giúp bạn hiểu được tỷ giá hối đoái và biến động. Trong bài này ta nói về các loại tỉ giá hối đoái.

 ->>> Xem thêm: Nâng cao xác suất thắng trong giao dịch ngoại hối như thế nào?

Tỷ giá hối đoái (Exchange rate) là gì?


Tỷ giá hối đoái là tỷ giá mà tại đó tiền tệ của quốc gia này có thể được trao đổi cho tiền tệ của quốc gia khác. Nói cách khác, đó là giá trị đồng tiền của quốc gia này so với quốc gia khác. Nếu bạn đang đi đến một quốc gia khác, bạn cần phải “mua” đồng nội tệ của họ. 

Cũng giống như giá của bất kỳ tài sản nào, tỷ giá là giá mà bạn phải trả để mua đồng tiền của quốc gia đó. Ví dụ: nếu bạn đang đi đến Ai Cập và tỷ giá hối đoái đối với đô la Mỹ là 1: 5,5 bảng Ai Cập, điều này có nghĩa là với mỗi đô la Mỹ, bạn có thể đổi được £ 5,5 bảng Ai Cập.

Trong báo cáo thường niên của IMF , các nước được phân loại dựa theo đặc điểm của hệ thống tỉ giá hối đoái có thể chia các nước thành 3 nhóm tỉ giá tự do (floating currency), tỉ giá cố định (fixed/pegged currency), và nhóm thứ 3 là “xăng pha nhớt” tức là ở giữa thả nổi và cố định.

Tỷ giá hối đoái cố định


Tỷ giá hối đoái cố định hay còn gọi là neo tỷ giá là tỷ giá mà chính phủ (ngân hàng trung ương) đặt ra và duy trì chính thức. Tỷ giá của đồng tiền trong nước sẽ được neo vào các đồng tiền chung của thế giới (thường là đồng đô la Mỹ, đồng euro, đồng yên…). Để duy trì tỷ giá cố định, ngân hàng trung ương sẽ liên tục mua và bán đồng tiền của đất nước họ trên thị trường hối đoái để đổi lấy đồng tiền được neo.

Ví dụ, nếu 20.000 VNĐ đổi lấy 1 USD ngân hàng trung ương sẽ phải đảm bảo rằng dự trữ tiền VNĐ đủ nhiều để duy trì mức này. Ngược lại, nếu 1 VNĐ đổi được 3 USD thì ngân hàng trung ương phải giữ mức dự trữ ngoại hối cao.

Đây là khoản dự trữ tiền ngoại tệ do ngân hàng trung ương nắm giữ mà nó có thể sử dụng để bán ra (hoặc mua vào) thêm tiền vào (hoặc ra) khỏi thị trường. Điều này đảm bảo nguồn cung tiền phù hợp, sự biến động phù hợp trên thị trường (Lạm phát / giảm phát) và cuối cùng là tỷ giá hối đoái. Ngân hàng trung ương cũng có thể điều chỉnh tỷ giá chính thức khi cần thiết.

->>> Tham Khảo Ngay: Đặc điểm của nhà giao dịch ngoại hối chuyên nghiệp

Tỷ giá hối đoái tự do/thả nổi


Không giống như tỷ giá cố định, tỷ giá hối đoái thả nổi được xác định bởi cung và cầu của thị trường. Bất kỳ sự thay đổi nào trong cung và cầu sẽ sẽ dẫn đến sự thay đổi trong tỷ giá. Đơn giản là nếu nhu cầu về đồng tiền thấp, giá trị của nó sẽ giảm, làm cho hàng nhập khẩu trở nên đắt hơn và kích thích nhu cầu đối với hàng hóa và dịch vụ địa phương. Điều này sẽ tạo thêm nhiều việc làm, gây ra sự tự động điều chỉnh trên thị trường. Tỷ giá hối đoái thả nổi liên tục thay đổi.

Trong thực tế, không có đồng tiền nào là cố định hoàn toàn hoặc thả nổi hoàn toàn. Trong chế độ tỷ giá neo cố định, áp lực thị trường cũng có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi tỷ giá hối đoái. Đôi khi, đồng tiền nội địa có giá trị phát triển quá mạnh, không đúng với tỉ giá được neo thì ngân hàng trung ương sau đó sẽ phải giảm giá tỷ lệ để phù hợp.

Trong cơ chế thả nổi, ngân hàng trung ương cũng có thể can thiệp khi cần, đảm bảo sự ổn định và để tránh lạm phát

->>> Xem Ngay: Những điều càng biết sớm càng tốt khi giao dịch ngoại hối

Nguồn : investopedia.com





Kinh nghiệm forex
0
FacebookTwitterPinterestEmail
Bài trước
Trong giao dịch forex tỉ lệ đòn bẩy là gì ? Margin call là gì ?
Bài sau
Những lầm tưởng về giao dịch Forex mà Trader mới hay hiểu nhầm

Bài viết liên quan

Nến Heiken Ashi Là Gì? Cách Sử Dụng...

10/03/2020

Tại Sao Các Mức Hỗ Trợ Và Kháng...

10/03/2020

Hướng Dẫn Sử Dụng TradingView Chi Tiết Nhất

10/03/2020

cTrader Là Gì? Các Ưu Điểm Của cTrader

10/03/2020

Chỉ Báo PSAR Là Gì? Hướng Dẫn Sử...

10/03/2020

Chỉ Báo RSI Là Gì? Cách Sử Dụng...

10/03/2020

Chỉ Báo Stochastic Là Gì? Cách Sử Dụng...

10/03/2020

Đơn Giản Hóa Cách Giao Dịch Với Bollinger...

10/03/2020

Pullback Là Gì? Cách Sử Dụng Trading Pullback

10/03/2020

Chỉ Số Giá Tiêu Dùng (CPI) Là Gì?...

10/03/2020

Bài viết nổi bật

  • Hướng dẫn đăng ký tài khoản ICMarkets mới nhất

  • Hướng dẫn đăng ký tài khoản sàn IQ Option mới nhất

  • Top 7 sàn Forex uy tín ở Việt Nam

  • 6 công cụ trade coin tốt nhất mà các trader không nên bỏ qua

  • Hướng dẫn nạp rút tiền sàn Binary.com

  • Lợi và hại của việc dùng Robot-EA giao dịch tự động

  • 5 chiến lược thoát lệnh hiệu quả với tín hiệu price action mà rất nhiều trader bỏ qua

  • Trade Coin là gì? Hướng dẫn Trade coin từ A – Z cho người mới bắt đầu

Mạng xã hội

Facebook Youtube
  • Facebook
  • Youtube

Cảnh báo rủi ro: Giao dịch Phái sinh có mức độ rủi ro cao đối với số vốn của bạn và bạn chỉ nên giao dịch với số tiền mà bạn có thể chịu được. Website của chúng tôi chỉ cung cấp thông tin nhằm mục đích giáo dục. Nếu có nội dung nào trên website của chúng tôi không phù hợp với luật lệ của quốc gia bạn đang sinh sống, xin hãy thoát website. Chúng tôi không có trách nhiệm với hành động của người sử dụng. www.tradegi.com

sponsored